Site icon So Sánh Điện Thoại

CPU máy tính PC là gì – có nên ép xung CPU hay không?

CPU máy tính là gì

CPU máy tính laptop có vai trò quan trọng, quyết định đến khả năng xử lý dữ liệu của thiết bị. Vậy CPU máy tính là gì và có nên ép xung CPU để tăng hiệu suất máy không, hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp trong bài viết sau!

CPU máy tính là gì?

CPU là viết tắt của Central Processing Unit đóng vai trò như bộ não của thiết bị. Có khả năng xử lý mọi thao tác, dữ liệu và đưa ra lệnh điều khiển thao tác của laptop.

CPU có cấu tạo rất phức tạp, gồm hàng triệu mao mạch nhỏ kết nối với nhau. Tốc độ xử lý được đo bằng đơn vị Ghz hoặc Mhz. Con số càng cao chứng minh tốc độ xử lý càng nhanh, khả năng làm việc càng ổn định.

CPU được chia thành nhiều bộ phận: khối điều khiển, khối tính toán ALU, các thanh ghi, Opcode, phần điều khiển. Mỗi phần lại có những công dụng khác nhau, góp sức tạo nên một chiếc CPU linh hoạt, mạnh mẽ.

Chúng ta thường sử dụng CPU đến từ 2 nhà sản xuất lớn AMD và Intel. Các đời CPU của hai hãng này đều có chất lượng tốt, được đông đảo người Việt ưa chuộng.

Tùy theo hiệu năng CPU bạn cần mà mức giá sẽ không giống nhau, chúng cũng khác nhau đối với loại hãng sản xuất bạn mua. Nếu bạn đang có nhu cầu nâng cấp CPU, mời đọc ở bài viết “Kinh nghiệm chọn mua CPU máy tính khi build PC

Tại sao nên ép xung máy tính?

Công nghệ ép xung laptop giúp các xung nhịp chip được đẩy cao, tốc độ CPU/GPU được đẩy mạnh tăng cao so với thiết lập đầu. Bạn có thể ép xung trên nhiều bộ phận khác nhau ví dụ: Ram, mainboard, card VGA.

Khi ép xung, máy có thể thực hiện nhiều phép tính hơn trong cùng khoảng thời gian 1s. Do đó, để gia tăng sức mạnh CPU/ GPU bạn nên ép xung máy tính.

Ép xung máy tính thường được dùng cho máy tính cũ, loại máy có cấu hình không còn đủ mạnh. Hoặc những máy yếu sẵn muốn tăng hiệu năng. Đôi khi, cũng có những người dùng đã có máy khoẻ rồi những vẫn muốn ép xung để trải nghiệm máy dễ hơn

Xem thêm: Hướng dẫn cách ép xung CPU để đạt năng suất tốt nhất

Lợi thế và mặt hạn chế sau khi ép xung

Việc ép xung máy tính có nhiều lợi thế nhưng cũng có không ít nhược điểm. Đó là lý do không phải bất cứ chiếc laptop nào cũng nên ép xung. Hãy xem mặt lợi và hại của ép xung CPU như sau!

Lợi ích từ việc ép xung CPU

Ép xung CPU giúp sức mạnh laptop được nâng cao, hiệu năng mạnh mẽ hơn đáp ứng nhu cầu chạy các phần mềm chuyên dụng.

Tiết kiệm chi phí nâng cấp phần cứng, không phải bỏ tiền mua linh kiện quá đắt đỏ.
Tận dụng những chiếc laptop cũ thay vì loại bỏ và thay mới.

Nâng tầm sức mạnh của các linh kiện cũ, có lợi cho những bộ phận không thể tháo rời.

Mặt hại từ việc ép xung CPU

Các linh kiện máy tính sau khi bị ép xung sẽ vận động với tần suất cao, dễ dẫn đến quá tải ảnh hưởng đến sức bền của linh kiện.

Ép xung khiến CPU phải thực hiện nhiều phép tính hơn, có nhiều hoạt động hơn nên tốn nhiều năng lượng. Do đó, điện năng tiêu thụ cho máy sẽ cao hơn thậm chí gấp 2 lần so với thông thường.

Hoạt động nhiều nên nhiệt lượng dư thừa toả ra cũng sẽ khá lớn. Quạt mát gắn trong thiết bị được thiết kế để xử lý lượng nhiệt toả ra ban đầu. Do đó, khi nhiệt toả ra quá mức, làm nóng máy mà giảm tuổi thọ cho tất cả linh kiện.

Nếu linh kiện máy tính của bạn đã ép xung mà bị hư hại, thường sẽ không được áp dụng chế độ bảo hành nữa. Do đó, thường ép xung dành cho những chiếc laptop cũ đã hết hạn bảo hành.

Tổng Kết

Bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “CPU máy tính là gì” rồi và cũng biết có nên lựa chọn ép xung CPU hay không. Chắc chắn sẽ không có lời giải đáp nào mỹ mãn cho mọi hoàn cảnh. Hãy tự xem xét trường hợp của mình và đưa ra quyết định chính xác nhé!

Exit mobile version