Ổ cứng SSD và HDD là hai loại phổ biến nhất hiện nay. Nhiều người còn nhầm lẫn hai loại này, cách sử dụng không đúng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất. Bạn không biết phân biệt ổ cứng SSD và HDD? Vậy thì hãy cùng mình tìm câu trả lời nhé!

Ổ cứng SSD là gì?

SSD (Solid State Drive) là ổ đĩa thể rắn, một phương tiện lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash và chép nhớ flash NaND.

phân biệt ổ cứng SSD và HDD

SSD là linh kiện laptop giúp người dùng cải thiện nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu, tiết kiệm điện năng tiêu thụ và thiết kế nhỏ gọn.

Ổ cứng HDD là gì?

Ổ cứng HDD hay (Hard Disk Drive) là ổ đĩa cứng truyền thống, là thiết bị lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa tròn. Là loại bộ nhớ khi ngừng cung cấp nguồn điện sẽ không bị mất dữ liệu.

phân biệt ổ cứng SSD và HDD

Phân biệt ổ cứng SSD và HDD

Công dụng của cả hai đều là thiết bị lưu trữ dữ liệu trên máy tính, hệ điều hành, phần mềm, tuy nhiên sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau.

Hiệu suất

Hiệu suất truy cấp dữ liệu, khởi động, chuyển tập tin của SDD sẽ cao hơn HDD.

Hiệu suất

Tốc độ

Về mặt tốc độ, ổ cứng SSD có tốc độ đọc ghi dữ liệu cực nhanh so với HDD với tốc độ đọc ghi là từ 80 – 300 MB, trong khi HDD chỉ dưới 100 MB.

Nếu như bạn có nhu cầu lưu trữ lớn thì nên lựa chọn HDD, ổ cứng HDD có dung lượng lưu trữ lớn hơn so với SSD.

Xem thêm: Cách kiểm tra tốc độ ổ cứng SSD

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua ổ cứng SSD laptop

Phân mảnh dữ liệu

Ở ổ cứng HDD, khi ổ đĩa quay sẽ có 1 thanh kim loại có chức năng ghi dữ liệu , khi dữ liệu phân mảnh là khi nó nằm rải rác trên bề mặt đĩa việc chống phân mảnh là cần thiết.
Ngược lại với SSD sẽ ít phân mảnh dữ liệu hơn nhờ vậy hoạt động diễn ra tốt hơn.

Độ bền

Ổ cứng SSD sử dụng các thiết bị điện tử làm bộ nhớ, các dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp vào SSD. Bên cạnh đó, HDD luôn luôn quay mặt đĩa để ghi dữ liệu vậy nên nếu bạn làm rơi máy tính hay hệ thống bị lung lay trong lúc đang hoạt động thì sẽ rất dễ bị hư hỏng. Với SSD có cấu tạo cố định bạn sẽ yên tâm sử dụng, độ bền cao hơn HDD.

Độ ồn

Ổ cứng HDD khi hoạt động sẽ có tiếng ồn và khá rung trong khi ổ cứng SSD không có bất kỳ tiếng ồn nào, hoạt động mượt mà, êm ái.

Điện năng tiêu thụ

Hoạt động không cần quay mặt đĩa nên SSD tiết kiệm điện năng hơn, tiêu thụ điện năng thấp hơn 4 lần so với HDD.

Giá

HDD có giá thấp hơn nhiều , ổ cứng SSD có giá cao hơn gấp 3-4 lần so với HDD có cùng dung lượng lữu trữ. Có nghĩa là với ổ đĩa HDD dung lượng 1 TB có giá 2 triệu đồng trong khi ổ đĩa SSD có giá 11 triệu đồng.

Độ phổ biến

Ổ cứng HDD có độ phổ biến hơn nhờ giá thành rẻ và dung lượng lưu trữ lớn hơn SSD.

Nên mua ổ cứng SSD hay HDD?

Nên mua ổ cứng SSD hay HDD?

Sẽ thật khó để so sánh ổ cứng SSD và HDD. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn cần xử lý dữ liệu nhanh chóng, mượt mà, an toàn, độ bền cao thì nên lựa chọn ổ cứng SSD.

Nếu không cần nhanh, cần không gian dung lượng lưu trữ lớn, không muốn chi nhiều tiền thì lựa chọn HDD.

Hiện nay, một số máy tính sử dụng ổ cứng lai kết hợp giữa HDD và SDD (gọi là SSHD ) giúp tối ưu chi phí và cải thiện hiệu suất. Một phần SSD cho những dữ liệu quan trọng, thường xuyên truy cập, phần còn lại để vào HDD.

Kiểm tra máy tính là ổ SSD hay HDD

Việc kiểm tra thiết bị máy tính của bạn là SSD hay HDD giúp bạn chủ động trong việc sử dụng sao cho hợp lí.

Kiểm tra bằng Defragment and Optimize Drives

Đây là công cụ có sẵn trên hệ điều hành Windows, độ chính xác cao, dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên các thông tin khác liên quan tới ổ cứng sẽ không được cung cấp.

  • Bước 1: Chọn Windows, vào khung tìm kiếm tìm từ khóa Optimize -> Chọn Defragment and Optimize Drives
  • Bước 2: Kiểm tra thông tin ở cột Media Type trong cửa sổ Optimize Drives
    • Là SSD: Solid State Drive
    • Là HDD: Hard Disk Drive

Kiểm tra bằng tính năng PowerShell

Tính năng PowerShell thực hiện nhanh, đơn giản, có sẵn. Tuy nhiên các thông tin khác liên quan tới ổ cứng sẽ không được cung cấp.

  • Bước 1: Chọn Windows -> tìm PowerShell -> Rightclick và mở PowerShell với quyền quản trị ( Run as Adminisnator )
  • Bước 2: Trong PowerShell, nhập vào lệnh Get-PhysicalDisk và nhấn Enter.
  • Bước 3: Kiểm tra thông tin ở phần Media Type để biết ổ cứng trên thiết bị của bạn là SSD hay HDD.

Phía trên là phân biệt ổ cứng SSD và HDD. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn phân biệt được và có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here