Để cấu thành một chiếc máy tính hoàn chỉnh thì cần sự góp mặt của rất nhiều các bộ phận từ quan trọng đến cần thiết. Một trong các bộ phận quan trọng dùng để truy xuất dữ liệu trong máy tính đó chính là RAM. Cùng tìm hiểu rõ hơn về RAM máy tính là gì qua bài viết sau đây nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
RAM máy tính là gì?
RAM còn có tên tiếng anh là Random Access Memory là bộ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu tạm thời, được biết với tên gọi đơn giản là RAM(DRAM), là một thành phần của máy tính, cho phép lưu trữ thông tin trong 1 khoảng thời gian ngắn.
RAM là nơi truy cập xử lý thông tin của máy tính một cách tạm thời, tức là nó sẽ trống không khi máy tính tắt hay bị mất nguồn điện. RAM của máy càng lớn thì lượng công việc mà nó sẽ giải quyết được càng nhiều.
Xem thêm: Phần mềm xem bus RAM máy tính chính xác
Phân loại RAM
RAM có 2 loại
DRAM ( Bộ nhớ truy cập dữ liệu ngẫu nhiên động)
DRAM, thuật ngữ động cho biết bộ nhớ của máy phải được hoạt động liên tục nếu không nó sẽ mất nội dung. DRAM thường được dùng cho bộ nhớ chính của các thiết bị máy tính. Nếu PC hoặc chiếc điện thoại thông minh của bạn được quảng cáo là có RAM 4 GB hoặc có RAM 16 GB, đó là những con số đề cập đến DRAM hoặc đề cập đến bộ nhớ chính trong thiết bị.
Cụ thể hơn, hầu hết DRAM được trang bị trong các hệ thống là DRAM đồng bộ hoặc SDRAM. Các nhà sản xuất đôi khi lại sử dụng từ viết tắt khác là DDR (hoặc DDR2, DDR3, DDR4, v.v.) để diễn tả loại SDRAM được sử dụng trong PC hoặc máy chủ của bạn.
SRAM (Bộ nhớ truy cập dữ liệu ngẫu nhiên tĩnh)
SRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh) – Mặc dù DRAM được dùng để sử dụng cho bộ nhớ chính, còn ngày nay SRAM thường được dùng cho bộ nhớ đệm của hệ thống. SRAM được gọi là tĩnh vì không cần phải làm mới nó, không giống như thành phần RAM động, cần được làm mới liên tục hàng nghìn lần mỗi giây. Nên dẫn đến kết quả là SRAM nhanh hơn DRAM. Tuy nhiên, cả hai loại RAM đều biến động, nghĩa là chúng sẽ bị mất dữ liệu khi tắt nguồn.
Ưu điểm dễ thấy nhất của SRAM RAM tĩnh là không yêu cầu về vấn đề làm mới và thường có thời gian truy cập ngắn hơn DRAM. Ngoài ra, SRAM đắt hơn và có thể yêu cầu kích thước lớn hơn gấp bốn lần cho một dung lượng dữ liệu nhất định với DRAM.
Cấu tạo của RAM
Gồm 5 bộ phận chính: Bo mạch, vi xử lý, ngân hàng bộ nhớ, chip SPD, bộ đếm, cụ thể:
- Ram được cấu thành từ nhiều bộ phận chi tiết nhỏ kết hợp lại với nhau, bao bọc xung quanh là các chip nhớ điện trở và tụ điện có chức năng ổn định điện áp và độ chính xác cho chip nhớ.
- Bản bo mạch in của RAM với rất nhiều lớp đồng khác nhau (thường thì từ 6 lớp đến 8 lớp tùy theo chất lượng của sản phẩm) qua lớp cắt ngang. Các lớp đồng này kết hợp với nhau dựa trên quá trình sản xuất mạch in phức tạp trong phản ứng hóa học của nó.
- Chân cắm RAM được đặc biệt mạ vàng để tăng khả năng truyền dẫn dữ liệu và chống lại các quá trình oxy hóa.
- Chip mặt trước và mặt sau
>>> Khám phá thêm: Bộ nhớ ram và rom là bộ nhớ gì và tổng hợp ứng dụng của chúng
Vai trò của RAM trên máy tính, laptop
Các công việc trên máy tính có thể bao gồm như mở chương trình, lướt web hay sửa bảng tính, hoặc tái hiện lại các trò chơi hiện đại với hình ảnh chân thực. Bộ nhớ này giúp cho máy tính của bạn thực hiện những công việc căn bản nhất. Quy tắc chung là, bộ nhớ RAM càng nhiều thì máy tính sẽ hoạt động nhanh và mượt hơn. Tuy nhiên đến một lúc nào đó thì việc cắm thêm RAM lại là không cần thiết.
Nếu khi bạn bật máy tính lên, mở file excel ra, bắt đầu thực hiện công việc thì bạn đã và đang sử dụng đến bộ nhớ này rồi đó. Như là tải và chạy chương trình, đáp ứng các lệnh mà chúng ta đưa vào, hoặc chuyển qua chuyển lại giữa các chương trình với nhau. Dù là làm gì, máy tính vẫn luôn ở trong trạng thái sử dụng tới bộ nhớ tạm thời này.
Nói chung, RAM là linh kiện laptop máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu ngắn hạn (chỉ lưu trữ khi máy hoạt động). Nếu bạn có nhiều phần mềm thì bạn nên có nhiều RAM.
Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua RAM máy tính
Hy vọng, qua bài viết trên bạn sẽ biết được thêm các thông tin bổ ích về RAM máy tính là gì? Có chức năng như thế nào, được cấu tạo ra sao để bạn có thể đưa ra được các nhận định về RAM trên máy tính nhé!